Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Bản tin phóng sự:Trẻ em xưa và nay

Dù thiếu thốn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của trẻ con ngày xưa có thể khiến thế hệ trẻ bây giờ phải ngưỡng mộ và thèm thuồng. Ông Nguyễn Thái An(Phố hàng Bồ,Hà Nội),năm nay đã ngoài 60 tuổi, tâm sự:"Ngẫm ra, trẻ con ngày nay, thiệt thòi hơn chúng tôi ngày xưa nhiều lắm.Ngày xưa tụi trẻ con chúng tôi được chơi Tết chứ không phải ăn Tết.Mà thấm thoát đã 6-7 chục năm rồi, chứ ít ỏi gì..."

Trò chơi

Có lẽ những ai đã từng trải qua quảng thời gian tuổi thơ trên những khoảng sân,vườn rộng rãi sẽ không thể quên được tiếng cười giòn tan của các cậu bé chơi trò đánh quay.Lũ trẻ vẽ một vòng tròn trên mặt đất,rồi oẳn tù tì xem đứa nào thua thì cho vụ của mình vào trong vòng.Những đứa khác lần lượt dùng quay của mình đánh con quay nằm trong cái vòng.Chơi xong,lũ trẻ thường đem con quay của mình ra để so sánh để biết con quay của ai bị" thẹo" nhiều nhất và tranh cãi về " bản quyền "của những vết thẹo đó.
Ngoài ra,các cậu bé còn mê bắn bi.Chỉ trong 15 phút ra chơi,các cậu học sinh cũng kịp chơi vài ván bắn bi
Trong khi đó,các bé gái ngày ấy rất thích chơi nhảy dây và chơi chuyền.Nhiều cô nhóc mê tít chơi chuyền đến nổi mang cả đũa nhà ăn cơm ra chơi,chơi xong lại bỏ vào ống.Quả chuyền tung lên hạ xuống nhịp nhàng theo tiếng bài thơ vần và tiếng cười lanh lảnh đến giờ vẫn còn in đậm trong ký ức nhiều người,




Những trò chơi mang tính tập thể của ngày xưa giờ chỉ còn lưu lại qua những bức ảnh hoặc những câu chuyện kể lại.Trẻ em thời nay có những thú vui hoàn toàn khác,tốn kém hơn và có xu hướng thích chơi một mình.Nhiều người lớn giờ ngậm ngùi vì nhà cửa san sát,không còn nhiều khoảng trống để nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ.





Với các gia đình ở thành phố hiện nay thì có lẽ chi phí dành cho tuổi thơ của con là một khoản không nhỏ.Những món đồ chơi đắt tiền như xe điều khiển,máy chơi game,các đồ điện tử đều ở giá vài trăm ngàn đồng.Trẻ em chơi thường không biết giữ nên việc hư hỏng thường xuyên là một điều không tránh khỏi.Sang hơn nữa,
nhiều bậc phụ huynh còn mua cho con chơi Iphone,Ipad từ lúc còn
bé tí.Các bé gái thì được chơi búp bê Barbie,bộ đồ chơi đồ hàng,thú nhồi bông.Trị giá những món đồ chơi ấy lên đến bạc triệu.
Nhiều cậu nhóc con lao vào thú vui chơi game trực tuyến,tiền nạp thẻ mua đồ cho các nhân vật ảo nhiều khi lên đến tiền triệu,Ngay cả ở những vùng quê nghèo,các tiệm chơi điện tử cũng mọc lên như nấm.Nhìn những cô bé,cậu bé mới học cấp 1 bấm máy tính,Iphone,Ipad nhoay nhoáy và nhớ lại hình ảnh chân chất ngày xưa,có thể thấy sự khác nhau rất nhiều của 2 thế hệ.

 Học hành

Hình ảnh các bậc phụ huynh tấp nập đưa con đến trường vào buỏi sáng rồi lại đón con về vào mỗi buổi chiều đã quá quen thuộc thời nay.Nhớ lại ngày xưa,cô cậu học trò nào cũng phải tự mình đi bộ
đến trường.Đứa nào may lắm được bố mẹ tiện đường chở đến trường.
Đến bây giờ có lẽ các cô cậu học trò sẽ lè lưỡi khi được nghe kể bố mẹ mình phải lội bộ cả chục cây số để đến trường.Những quãng đường xa tít tắp ấy ngày nào cũng tràn ngập tiếng cười của các cô cậu học sinh rủ nhau đi bộ đến trường.
Trẻ con bây giờ sáng vừa mở mắt  đã có sẵn bữa ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng.Sau đó,các em
 được bố mẹ đèo đến tận cổng trường.
Ngày xưa ,trường học được xây dựng đơn giản,kiểu nhà cấp 4 bây giờ nhưng sân trường thì rất rộng rãi và nhiều cây cối.

Ăn mặc

Trong thời kỳ còn thiếu thốn khó khăn,Tết là thời điểm duy nhất để trẻ con được mặc quần áo mới.Bộ
quần áo dành cho ngày Tết được nâng niu lắm,mãi đến sáng mồng một mới được mang ra mặc cho đẹp.Còn thường ngày thì mặc quần áo cũ,đồ của chị để lại cho em hoặc bà cắt từ những chiếc áo cũ của bố mẹ,may nhỏ lại cho trẻ.
Trẻ em bây giờ,đặc biệt ở thành phố,ăn mặc rất thời trang,đầy đũ quần áo mũ khăn.

Xă hội ngày càng phát triển,trẻ em giờ không thiếu đồ ăn thức uống.Trong ngăn tủ lạnh,lúc nào cũng đầy ấp thực phẩm,trẻ con không còn phải chờ đến Tết mới được ăn thịt cá,,bánh kẹo.Thậm chí,
nhiều cô cậu bây giờ còn không hào hứng đón Tết.

Nhìn nhận vấn đề này,chị Lê Thùy Dương (Hoàn Kiếm,Hà Nội)đã chia sẻ:"Đây là lần đầu tiên tôi để Tôm-con trai 7 tuổi-ở lại quê với ông bà ngoại nhân dịp nghỉ hè.Cháu vốn là đứa trẻ nhút nhát.không thích giao tiếp,suốt ngày cắm cúi với chiếc Ipad.Sợ con không quen ,tôi ở lại 3 ngày để hướng dẩn cháu thích nghi với cuộc sống ở quê.Mấy ngày đầu con trai gọi điện cho mẹ liên tục nhưng mấy ngày nay cu cậu không còn nghe điện tôi gọi vì mãi đi chơi.Hỏi thăm mới biết sau một tuần,cu cậu đã thích
nghi với cuộc sống ở quê,trở nên nhanh nhẹn hoạt bát và bớt ngây ngô ".

Khác với Tôm,bé Bin 10 tuổi -con chị Nguyễn Thị Nga(Hai Bà Trưng,Hà Nội)đã kể:"Ở thành phố,con không được đi ra ngoài chơi,chỉ quanh quẩn trong nhà với người giúp việc.Trong khi đó,về quê con được tung tăng chạy nhảy khắp nơi.Vừa dược nghỉ hè con náo nức giục bố mẹ cho về quê chơi và dự định xin ông bà cho một góc đất nhỏ để trồng rau ".

Cô giáo Trần Thị Mến,giáo viên Trường Trung học cơ sở Dương Xá,Gia Lâm,Hà Nội,cũng nhận định:"Chỉ có biết rõ và cảm nhận về những điều xung quanh mình,trẻ mới phát triển được hết các khả năng trong học tập.Ví dụ như có vè quê,chúng được nhìn thấy dòng sông trong xanh hay cảnh thanh bình của làng quê.Điều này giùp cho chúng  làm được những bài văn miêu tả sắc nét và có hồn  ".

Phải chăng vào mỗi dịp hè,phụ huynh nên cho trẻ về quê hay đi dã ngoại , để giúp trẻ xã "stress"sau những ngày vất vả học hành.Bên cạnh đó,các em sẽ rèn luyện sức khỏe,sẽ biết yêu thương thiên nhiên và được sống trong môi trường trong lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét